“Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì?” được nhiều quan tâm. Được biết chế độ dinh dưỡng tác động đến tiến triển của bệnh. Người có chế độ ăn khoa học có thể làm giảm các triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời góp phần vào quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.
Ăn uống khoa học tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh lý
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi các đĩa đệm ở giữa 2 đốt sống phình lồi và lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng này gây chèn ép lên dây thần kinh và ống sống, từ đó gây ra cơn đau nhức, mất cảm giác tạm thời, tê bì các chi, nhức mỏi vùng gáy, cường độ cơn đau thất thường,...
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, vật lý trị liệu phục hồi chức năng thì chế độ ăn uống cũng được nhiều người bệnh quan tâm. Việc xây dựng thực đơn khoa học, phù hợp với tình trạng bệnh sẽ giúp giảm nhẹ cơn đau nhức, khó chịu ở đĩa đệm bị thoát vị. Bên cạnh đó, hỗ trợ cải thiện sức khỏe xương khớp, duy trì chức năng khớp và làm chậm quá trình thoái hóa.
Dưới đây là một số gợi ý thực phẩm cần bổ sung cho người bị thoát vị đĩa đệm:
Canxi là thành phần quan trọng của hệ xương và rất cần thiết cho người cao tuổi, gặp các vấn đề về xương khớp. Bởi theo thời gian, lượng canxi trong xương sẽ dần mất đi, tăng nguy cơ thoái hóa, loãng xương,... Người bị thoát vị đĩa đệm được khuyến khích nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn thường xuyên để hỗ trợ cải thiện bệnh.
Một số thực phẩm chứa nhiều canxi tốt cho người bệnh, bao gồm: Sữa và các chế phẩm từ sữa, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, các loại đậu, cá hồi, cá hồi,...
Các thực phẩm chứa Omega-3 mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể nói chung và quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm nói riêng. Omega-3 sau khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành prostaglandin có tác dụng chống viêm, đồng thời làm giảm một số triệu chứng do bệnh lý gây ra.
Một số thực phẩm giàu Omega-3 tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm, bao gồm:
Cá ngừ
Cá hồi
Đậu nành
Dầu gan cá tuyết
Cá thu
Cá trích
Glucosamine và chondroitin là 2 chất có mặt trong nhiều dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe với nhiều công dụng đối với hệ xương khớp. Các thực phẩm chứa 2 chất này tác động tích cực đến người bị viêm đau khớp, yếu cơ, đau cột sống do ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm.
Glucosamine và chondroitin có nhiều trong nước hầm xương
Bổ sung glucosamine và chondroitin đầy đủ còn giúp ngăn chặn enzyme phá hủy sụn khớp, bảo vệ sức khỏe xương khớp trước những tác nhân gây hại. Theo đó, bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm chứa các chất này như nước hầm xương ống, sụn sườn dê, bò, thịt gà, hạnh nhân, cá loại cá,...
Để hỗ trợ quá trình tổng hợp protein cho quá trình hình thành xương, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh bổ sung các thực phẩm giàu Magie vào chế độ ăn đều đặn. Khoáng chất này còn giúp tăng mật độ xương, hỗ trợ quá trình hấp thu canxi. Từ đó làm chậm quá trình tiến triển của bệnh lý, giảm nhẹ một số triệu chứng lâm sàng.
Các thực phẩm chứa nhiều Magie:
Hạt điều
Hạnh nhân
Hạt hướng dương
Bông cải xanh
Rau cải xoăn
Trái bơ
Quả Kiwi
Bánh mì
Ngũ cốc
Rau bina
Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ luôn được khuyến khích bổ sung vào thực đơn hàng ngày của người bị thoát vị đĩa đệm. Theo đó, nhóm thực phẩm này giúp kiểm soát cân nặng, làm giảm áp lực lên cột sống nói chung và chèn ép lên dây thần kinh, ống sống do bệnh lý gây ra.
Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, củ như: Măng tây, cải bó xôi, rau diếp, nấm, củ cải, khoai lang, bông cải xanh, bí đỏ, cà rốt, atiso,...
Ngoài những thực phẩm trên, người bị thoát vị đĩa đệm cũng nên bổ sung đầy đủ các vitamin C, D, B12 cần thiết cho hệ xương khớp thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Những vitamin này hỗ trợ quá trình tổng hợp canxi, phốt pho cho xương, chống oxy hóa, kháng viêm và tăng cường sức khỏe xương khớp.
Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm chứa vitamin C: Cam, quýt, bưởi, khoai lang, rau chân vịt, kiwi, bông cải, cà chua,...
Thực phẩm giàu vitamin K: Các sản phẩm từ sữa, rau bina, măng tây, bông cải xanh, gan động vật
Thực phẩm chứa nhiều vitamin B12: Thịt gà, thịt vịt, trứng, cá, sữa tươi, sữa chua, phô mai,...
Bên cạnh những thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì người bị thoát vị đĩa đệm cũng cần hạn chế hoặc kiêng những thực phẩm, món ăn gây bất lợi trong quá trình điều trị, kiểm soát bệnh lý.
Dưới đây là một số thực phẩm, thức uống cần kiêng:
Dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu đạm có thể gây ảnh hưởng đến lượng canxi trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu hụt canxi, từ đó khiến các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng nề hơn. Đồng thời làm tăng nguy cơ loãng xương, viêm đau khớp, dễ bị chấn thương,...
Do đó, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm giàu đạm như:
Thịt bò
Thịt cừu
Thịt dê
Các loại hải sản
Nhiều nghiên cứu nhận thấy, việc bổ sung thực phẩm chứa Purin và Fructoze vào chế độ ăn sẽ khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng nề hơn. Theo đó, các chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa purin, tăng acid uric trong máu và lắng đọng tinh thể urat tại cột sống.
Nội tạng động vật chứa nhiều Purin và Fructoze không tốt cho người bệnh
Các thực phẩm chứa Purin và Fructoze cần kiêng, bao gồm:
Nội tạng động vật
Thịt gia cầm
Các đồ muối chua
Để kiểm soát tốt bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần giảm các món ăn chứa nhiều dầu mỡ. Bởi đây được xem là tác nhân kích thích phản ứng viêm bùng phát và tiến triển nặng nề hơn. Bên cạnh đó, ăn đồ chứa quá nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa còn làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Từ đó làm tăng áp lực lên cột sống và khiến đĩa đệm bị tổn thương nghiêm trọng.
Một số món ăn chứa nhiều dầu mỡ cần hạn chế, bao gồm:
Đồ ăn chiên, rán, xào
Đồ ăn nhanh
Đồ ăn chế biến sẵn và đóng hộp
Những món ăn quá mặn hoặc quá cay cũng không được khuyến khích dùng cho người bị thoát vị đĩa đệm. Bởi những gia vị này có thể khiến cơn đau nhức do bệnh lý gây ra trở nên nặng nề hơn. Thay vào đó, bệnh nhân nên ưu tiên những món ăn thanh đạm, chứa ít gia vị.
Sử dụng bia rượu và các thức uống chứa cồn khác sẽ khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Hơn nữa, những đồ uống này còn ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp canxi, các khoáng chất cần thiết cho hệ xương khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa, loãng xương.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì?” để phục hồi sức khỏe tốt nhất. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh, góp phần vào quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn.
Tham khảo thêm: